Cúng cô hồn là tục lệ của người Việt có từ lâu đời. Tuy nhiên, gia chủ cần đặc biệt lưu ý không làm 2 điều này nếu không muốn rước vong vào nhà.
Tục lệ cúng cô hồn là một nghi lễ xá tội vong nhân vào tháng bảy âm lịch hàng năm được nhiều người dân thực hiện với mong muốn an ủi phần nào cho các linh hồn khốn khổ của những người từng sống lang thang, chết oan không nơi nương tựa, không người thờ phụng, để họ được hưởng ít hương hoa, đồ thờ cúng ở trần gian.
1. Nguồn gốc lễ cúng cô hồn
Tục lệ cúng cô hồn theo ghi chép cổ xưa bắt nguồn từ chuyện ngài Anan gặp quỷ miệng lửa là loại quỷ quái dị, thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa tới báo 3 ngày nữa ngài sẽ chết, luân hồi vào cõi ngạ quỷ mặt đen và hình dáng như nó. Nhưng nếu ngài bố thí cho quỷ đói mỗi đứa 1 hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam bảo quỷ được lên cõi trên, ngài Anan được tăng phúc thọ. Từ đó tục cúng cô hồn lưu truyền tới ngày nay, là ghi chép cổ xưa nhất.
Tục lệ cúng cô hồn nhằm xá tội cho người chết, bố thí cho những vong hồn không có ai thờ cúng , tiêu trừ oan nghiệt và đó là một buổi lễ cầu siêu. Theo truyền thống tín ngưỡng dân gian, người Việt tin rằng con người có hai phần gồm hồn và xác. Khi qua đời, hồn lìa khỏi xác, thân xác được chôn cất hoặc hỏa táng và dần dần phân hủy. Nhưng phần hồn vẫn còn tiếp tục tồn tại. Phần hồn đó có thể về trời, lên cõi khác tốt đẹp hơn hoặc đầu thai làm người hoặc vật, cũng có thể bị đày xuống địa ngục. Những nơi chốn mà phần hồn phải được đi theo phụ thuộc vào những việc làm tốt hay xấu mà người đó làm khi còn ở dương thế. Ngoài ra, dân gian cũng tin rằng có những vong hồn vì lý do nào đó mà không thể đi về cõi thuộc về, cứ mãi vương vấn trần thế, phải cô đơn lang thang và chịu đói, quấy rối người sống. Cúng cô hồn là hành động bố thí, tùy tâm, cầu mong cho các cô hồn được no đủ. Trong lễ này gia chủ có lễ mọn lòng thành cùng bài khấn cầu mong những vong hồn đó không phá phách cõi trần. Nếu thờ cúng thành tâm cao nhất thì có thể vong hồn nào đó sẽ trở thành quý nhân phù trợ giúp hóa giải việc xấu.
Ads (0:02)
2. Nếu không cúng cô hồn gia chủ có bị sao không
Rất nhiều nhà tổ chức lễ cúng xá tội vong nhân, một số người có thắc mắc, nếu họ không tổ chức nghi lễ này thì có sao không. Theo các nhà sư, cúng cô hồn có thể cúng, có thể không, vì đây là bố thí, làm phúc chứ không bắt buộc. Nếu muốn và có tâm thì làm, còn làm vì mục đích khác thì chưa thể hiện đúng tinh thần nghi lễ này, và không nên làm.
3. Một số điểm cần lưu ý cần tuyệt đối tránh trong lễ cúng
Ads (0:02)
+ Không cúng cô hồn trong nhà là điểm cực kỳ quan trọng. Cúng thí thực – kể cả Rằm tháng 7, tháng 8, hay mùng 1 và rằm khác, lễ động thổ, cất nóc, tân gia… đều tuyệt đối không cúng chúng sinh trong phần đất nhà mình. Hãy rải bạt xuống đất, ngoài địa giới đất nhà mình rồi bày đồ cúng lên đó. Lưu ý nhất định phải là phần đất bên ngoài nhà mình. Cúng thí thực là để cho những oán linh, vong linh bơ vơ, nếu làm lễ cúng này trong nhà thì không khác gì mời cô hồn vào nhà. Vong tốt thì nương nhờ gia chủ, vong xấu thì đeo bám gia chủ, khiến cuộc sống bị ảnh hưởng, và người dân thì không sao biết được đâu là vong tốt, đâu là vong xấu.
+ Không đọc tên tuổi địa chỉ cúng vong
Vong có thiện vong và tà vong, cho nên văn khấn cúng cô hồn không nên khấn hay ghi tên tuổi địa chỉ gia đình. Các thầy cúng chuyên nghiệp đều biết việc này. Người dân tự khấn vái ở nhà càng tuyệt đối không đọc tên tuổi địa chỉ nhà ở.
+ Khi cúng xá tội vong nhân ngoài trời mặc trang phục nghiêm chỉnh. Tránh mặc màu u ám (như đen toàn bộ, xám toàn bộ).
+ Tuyệt đối không để phụ nữ có thai, người già yếu (trên 60 tuổi) tham gia lễ cúng. Phong thủy cho rằng ngoài 60 tuổi là đã qua 1 vòng hoa giáp, dương khí có xu hướng xuống, nên vui lòng không ở gần mâm cúng cô hồn khi đã lên hương, bởi lúc đó nhiều oán linh, cô hồn tới tranh ăn sẽ ảnh hưởng tới nhân khí yếu ớt của người già.
Sài Gòn Thể Thao
https://xevathethao.vn/uncategorized/tuyet-doi-khong-lam-2-dieu-dac-biet-ruoc-vong-vao-nha-nay-khi-cung-co-hon-nhieu-nha-khong-biet-van-lam.htmlVũ Thêm